Làm sao để mệ hấp thu được nhiều sữa bầu nhất
Việc bổ sung sữa bầu Nhật trong suốt chín tháng thai kỳ rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không cần vì thế mà ép mình uống sữa trong khi cơ địa lại không chịu được sữa, đến mức nôn ói, đầy bụng, đi ngoài mà vẫn cố… uống sữa vào.Thai phụ nào khi vừa biết mình mang trong người một mầm sống mới cũng đều hi vọng mang đến tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con. Một trong những vấn đề được thai phụ đặc biệt quan tâm là nên ăn gì, uống gì để bổ sung đầy đủ vi chất chất dinh dưỡng cho em bé trong bụng có thể phát triển hoàn thiện nhất. Và trong danh sách những thực phẩm có lợi được đưa ra đó, bao giờ sữa cũng nằm ở vị trí đầu tiên. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là bạn bắt buộc phải uống sữa trong giai đoạn thai kỳ, và càng không có nghĩa là nếu thiếu sữa, bé yêu của bạn khi sinh ra sẽ kém anh kém chị…
Uống sữa, thai nhi sẽ phát triển tốt hơn?
Đúng thế! Trong quá trình mang thai, nếu mẹ duy trì đều đặn khoảng 400 - 500ml sữa mỗi ngày, thì sẽ cung cấp được cho chính mình và cho bé yêu trong bụng một lượng lớn canxi, vitamin D, protein, các khoáng chất cần thiết. Đặc biệt với những thai phụ giai đoạn đầu bị nghén nặng, kém ăn, ăn ít thì việc uống sữa còn giúp bổ sung dưỡng chất kịp thời. Sữa cho bà bầu có thể chọn loại sữa bột chế biến theo công thức dành riêng, cũng có thể chọn sữa tươi tiệt trùng.
Bạn lưu ý không nên uống các loại sữa tươi vắt trực tiếp từ bò ra, không qua quá trình xử lý hiện đại hoặc chỉ qua quá trình xử lý thủ công. Vì khi ấy, sữa dễ nhiễm các loại vi khuẩn gây hại, có khả năng gây nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu hoặc khiến thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng, mắc một số bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, có một khó khăn nho nhỏ nảy sinh lúc này, đó là một số thai phụ do cơ địa đặc biệt, không hấp thu được sữa. Khi uống các loại sữa dành cho bà bầu hay sữa tươi, phản ứng của cơ thể là khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, thậm chí nôn. Các triệu chứng nghén cũng trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, cần hết sức thận trọng với việc chọn sữa nào, uống bao nhiêu, uống ra sao chứ không nên cứ khăng khăng ép mình phải uống sữa được.
Nhiều thai phụ cũng đặt câu hỏi: Nếu không uống được sữa tươi thì uống sữa đậu nành có được không? Thực tế, sữa đậu nành cũng rất tốt cho sức khỏe. Thai phụ có thể uống thêm mỗi ngày 1 ly sữa đậu nành sau bữa sáng. Nhưng nếu dùng sữa đậu nành như một chọn lựa thay thế cho sữa tươi hay sữa công thức của bà bầu thì không nên. Nguyên nhân là vì hàm lượng canxi, phốt pho, Omega-3 (những chất có nhiều trong sữa tươi và rất cần cho thai phụ cũng như cho em bé) trong sữa đậu nành rất thấp. Chỉ uống sữa đậu nành thì bạn không thể nào bổ sung đủ lượng canxi đòi hỏi phải đặc biệt cao trong giai đoạn này được.
Có những cách để bạn bớt… ngán sữa!
Sẽ quá tốt nếu như bạn nhìn thấy sữa bầu Nhật là… thèm, có thể uống liền tù tì cả ly lớn mà không hề hấn gì cả. Nhưng nếu như thấy cơ địa của mình có vẻ không chịu sữa cho lắm, bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau để giúp mình làm quen dần dần với việc uống sữa. Cách dễ nhất và đơn giản nhất là hãy chia ra thành nhiều lần uống. Ví dụ như bạn cần uống 2 ly sữa lớn mỗi ngày thì đừng dồn lại mỗi lần nốc cả ly. Thay vì thế, hãy uống mỗi lần chỉ 1/3 ly và uống lần lượt 6 lần như thế.
Với sữa bột công thức, giai đoạn đầu bạn có thể pha ở mức tương đối loãng, uống từng ít một. Sau đó tăng dần về độ đậm và độ nhiều của mỗi lần uống. Bạn cũng có thể chọn một số loại sữa có nhiều hương vị như vani, cam, chocolate, dâu… để khiến mình dễ chịu hơn với việc uống sữa. Tuy nhiên, đến đây lại phải nhắc bạn một điều quan trọng. Chỉ nên chọn các loại sữa có sẵn những mùi này, chứ không được tự pha vào sữa các loại hoa quả hay thực phẩm khác. Ví dụ như không được pha sữa tươi với cam và hi vọng sẽ có được món… sữa cam. Không cho thêm vào ly sữa trắng của mình vài muỗng chocolate dạng bột. Vì những sự pha chế này của bạn có thể gây nên những phản ứng hóa học mà bạn không lường được, sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn cũng như cho thai nhi trong bụng.
Một cách khác cũng được khá nhiều bà bầu áp dụng là dùng thêm một ít bánh mì, bánh lạt, chấm với sữa rồi ăn để mùi bánh lấn át bớt mùi sữa, khiến bạn không còn khó chịu hay dị ứng nữa. Bạn cũng có thể tham khảo những thực đơn nấu ăn, để cho sữa vào một số món ăn, sao cho vẫn giữ nguyên được những công dụng của sữa mà không còn khiến bà bầu quá khổ sở khi uống nữa.
Trong trường hợp bạn vẫn không hấp thu được sữa?
Có một tỷ lệ nhỏ các bà mẹ rơi vào trường hợp đặc biệt này. Khi đó, bạn cứ uống sữa vào là dị ứng nặng. Lời khuyên của bác sĩ là thôi, đến đây thì đừng… cố nữa. Thực tế, nếu không uống sữa, bạn vẫn có thể có cách bổ sung đầy đủ cho cơ thể những dưỡng chất tương tự từ sữa thông qua các thực phẩm khác.
Ví dụ như bạn có nhu cầu canxi cao. Không uống được sữa, bạn vẫn có thể chọn một số loại hải sản lành tính như cua, cá cơm, cá bống, tép nhỏ…, nấu kỹ để bổ sung cho mình lượng canxi này. Với vitamin A, thay vì uống sữa, bạn có thể chọn những rau củ quả có màu đỏ như cà rốt, ép lấy nước uống mỗi ngày để tăng cường lượng vitamin A. Chỉ cần khéo léo cân đối thực đơn một chút, chắc chắn bạn sẽ bổ sung được cho cơ thể những chất mà lẽ ra sữa có thể mang đến.
Đặc biệt, xin nhắc thêm bạn là có hai món rất gần với sữa là sữa chua và phô mai. Sữa chua có thể cung cấp một lượng canxi tương đương sữa tươi, nhưng lại không hề gây đầy bụng, khó chịu. Do đó, nếu dị ứng với sữa tươi, bà bầu có thể tập cho mình thói quen ăn khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày, hoặc nhâm nhi một ít phô mai kẹp bánh mì đều được.
Với một số công thức sữa bà bầu, bạn sẽ được bổ sung thêm axit folic (rất cần để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi). Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng axit folic sẽ có thể được thay thế bằng viên uống, hoặc các thức ăn tự nhiên như gan, cật, rau xanh… Vì vậy, bạn không hề phải lo lắng nếu như một lúc nào đó mang thai và phát hiện ra mình không thể nuốt trôi những cốc sữa dành cho bà bầu được.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!