Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Các mẹ nên uống bao nhiêu sữa bầu Nhật thì tốt

Sữa bầu Nhật là thực phẩm cần thiết trong thời kỳ mang thai của mẹ, nó hỗ trợ đầy đủ các chất dinh dưỡng và là cứu cánh nếu các mẹ “khó ăn” trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng sữa bà bầu không đúng liều lượng cũng mang lại những tác hại không hề mong đợi. Vậy uống sữa bầu bao nhiêu thì đủ?

Các mẹ nên uống bao nhiêu sữa bầu Nhật thì tốt


Uống quá nhiều sữa bầu

Nhiều bà mẹ vì nóng lòng và lo lắng cho sự phát triển của thai nhi nên sử dụng sữa bầu đều đặn hoặc quá lạm dụng sữa bầu. Những gì mang lại lại không như các mẹ mong đợi


Bác sĩ Lê Quang Hào (Trung tâm tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khuyến cáo: “Uống nhiều sữa cũng không có lợi vì nhiều sữa có thể làm tăng tỷ lệbé sơ sinh thừa cân. Khoảng 250ml sữa mỗi ngày là hợp lý. Nếu uống gấp đôi lượng trên (khoảng 500ml, tức là thêm một cốc sữa mỗi ngày) thì trọng lượng bé sơ sinh tăng thêm trung bình 41g”.

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết thêm: “Đúng là sữa bầu Nhật rất nhiều chất, nhưng bà bầu hoàn toàn có thể bổ sung những chất đó từ thực phẩm hàng ngày như canxi có trong tôm cá, hải sản; sắt có trong thịt, gan động vật; axit béo omega 3 có trong cá biển. Nếu chịu khó ăn uống đa dạng, kèm với uống sữa tươi hoặc sữa chua thì cũng tốt ngang sữa bầu”.

Những trẻ sinh ra nặng cân (trên 3,8kg) tuy trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…


Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những biến chứng.
khi mẹ bầu lười uống sữa

Những mẹ bầu lười uống sữa có nguy cơ sinh con nhẹ cân là rất cao vì sự thiếu hụt vitamin D (có nhiều trong sữa) liên quan đến yếu tố cân nặng ở bé.

Nếu bà bầu sợ mùi vị của sữa, khi uống sữa có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy…thì những lời khuyên sau đây sẽ rất hữu ích:

– Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chualà hai nguồn dồi dào dưỡng chất và cung cấp đủ lượng canxi mẹ bầu cần. Tuy nhiên, ăn quá nhiều phômai có thể dẫn tới chứng táo bón vì vậy mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thích hợp.

– Nếu bạn không dung nạp được sữa, hãy thử những loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành. Nếu không, bạn có thể chuyển qua những loại sữa tươi có thêm mùi vị như chocolate, dâu tây…

– Nếu cứ uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy… thì có thể bạn đang bị bất dung nạp lactose có trong sữa. Càng cố uống thì tình hình càng tệ hơn. Trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Tránh dùng canxi quá liều vì nó có thể gây hại. Bạn cũng có thể chọn loại sữa không có lactose (lactose free milk).

– Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi với nhiều loại thực phẩm khác nhau khi bạn uống được ít sữa. Sữa chua, phômai, đậu phụ, súp lơ xanh, nước cam… cũng giàu canxi và vitamin D.

– Trường hợp ngoại lệ, có thể tăng cường chất dinh dưỡng qua thực phẩm và viên bổ sung, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên quá lo lắng nếu mình bị dị ứng sữa. Nhiều em bé ở những người mẹ bị dị ứng sữa vẫn phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Cách uống sữa tốt nhất cho bà bầu

Bác sĩ khuyên các mẹ: “Khi mới bắt đầu uống sữa, đừng vội ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Từng chút một cho đến khi quen dần.


Trên thị trường hiện nay sữa bà bầu có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định. Nếu không thể uống được sữa bột, hoàn toàn có thể thay thế bằng sữa tươi chứ không nhất thiết phải là sữa bầu”.

Dinh dưỡng là điều quan trọng nhất các mẹ chú ý trong toàn bộ quá trình mang thai. Tuy nhiên hiểu biết và bổ sung dinh dưỡng đúng cách mới chính là điều đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Hy vọng bài viết sẽ ít nhiều giúp ích cho thời kỳ bầu bí của các mẹ.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!