Phương pháp điều trị da nổi ban do thời tiết quá nóng
Khoảng một tuần qua, lượng bệnh nhân (BN) đến các phòng khám (PK) da do bị ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng đang gia tăng.- Những cái đẹp trong cuộc sống không thể thiếu của một người phụ nữ thông minh.
- Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong những người phụ nữ đảm đang hiện nay.
- Những mẹo giúp chị em làm đẹp an toàn tiết kiệm nhất hiện nay.
Tại PK Chăm sóc da của BV ĐH Y Dược TP.HCM, TS-BS Lê Thái Vân Thanh - chuyên khoa da liễu ghi nhận, trong số BN đến khám có khoảng 30% bị phát ban, nổi mề đay vì tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt.
Đổ bệnh vì... nắng
Đến PK Chăm sóc da của BV ĐH Y Dược TP.HCM, ngoài các bệnh lý về da như nổi mụn, trị nám, nhiều BN cho biết mình bị bỏng nắng hoặc sau khi đi nắng về thì người nổi ban ngứa ngáy, đỏ rát.
Chị P.T.T., 22 tuổi, sinh viên, ngụ Q.5 chia sẻ: “Tôi mới đi tắm biển về được một hôm thì người nổi mẩn, đỏ ngứa, nhất là ở những vùng da không được đồ bơi che chắn. Hiện tôi rất khó chịu…”.
Tương tự, nam BN T., khoảng 30 tuổi, bộc bạch: “Chiều hôm qua đi bơi, về nhà thì thấy người nổi mề đay từng mảng, phù lên và rất ngứa ngáy. Mọi người bảo do nước hồ bơi nhưng tôi nghĩ không phải, vì bơi xong là tôi tắm kỹ lại bằng nước sạch rồi mới về”.
Cứ tưởng cháy nắng là chuyện bình thường không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng chị N.T.D., 32 tuổi, ngụ Q.7 đã phải nghỉ việc để đi khám. Trưa hôm trước, có việc phải đi bộ ngoài đường mà không mang theo áo mũ che nắng, tối về chị D. bị cháy nắng vùng mặt và hai cánh tay, người sốt hầm hập.
Sáng ra, hai cánh tay bỏng rát khiến chị không thể mặc áo dài tay được vì cọ xát rất đau. Hai má chị đỏ bừng, rát, ngứa, người mệt mỏi, uể oải. “Không rõ tôi bị sốt do bỏng nắng hay do bệnh gì khác. Không chỉ da cháy rát mà còn bị sốt thì không thể chủ quan được, phải đi khám”, chị D. nói.
TS-BS Lê Thái Vân Thanh nhận định, gần đây BN đến khám vì da phát ban, bỏng nắng, nổi mề đay tăng lên rõ rệt. Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi BN tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Phải bảo vệ làn da trước ánh nắng để tránh nguy cơ dị ứng, bỏng nắng
Dị ứng ánh nắng và mồ hôi
Theo TS-BS Vân Thanh, nhóm BN này có thể chia làm hai dạng. Nhóm thứ nhất là những BN khi tiếp xúc với nắng gắt thì bị dị ứng với tia UV hoặc mồ hôi toát ra nhiều khi nắng nóng làm da bị dị ứng.
Biểu hiện chung của nhóm này là sau khi đi nắng khoảng 20 phút trở lên thì da nổi mề đay (mề đay vật lý) gây ngứa ngáy, khó chịu. Không phải ai cũng có biểu hiện dị ứng tức thời khi tiếp xúc với ánh nắng, một số BN phản ứng muộn, một-hai ngày sau mới bị nổi mảng ngứa, mề đay.
Nhóm BN thứ hai là bị bỏng nắng. Khác với cơ chế dị ứng, những người có da sáng màu rất dễ bị bỏng nắng, có khi chỉ cần tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gắt khoảng 30 phút là da đỏ lên, sưng phù; nặng hơn là xuất hiện nốt phồng rộp.
Khi các nốt phồng này vỡ ra là sạm thâm lại. Cơ chế bỏng nắng giống như cơ chế bị bỏng do nhiệt, mà nhiệt gây bỏng da ở đây là năng lượng mặt trời.
Phân biệt phát ban do nắng và do nhiễm siêu vi
Ngoài tác động trực tiếp của ánh nắng lên làn da, TS-BS Vân Thanh còn đề cập đến những nguy cơ gián tiếp gây bệnh vào những ngày nắng nóng. Bình thường, các vi sinh vật nằm thấp dưới đất; khi nắng nóng, hơi ẩm bốc lên cao đẩy những vi sinh vật này lơ lửng trong không khí.
Nếu hít phải chúng, ta dễ bị những bệnh nhiễm trùng (nhiễm nấm và siêu vi). Phát ban do siêu vi khác với phát ban do dị ứng với nhiệt của ánh nắng. Trước khi các vết ban nổi lên khoảng một tuần, BN sẽ có những dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sốt; sau đó các vết ban đỏ phát lên ở da, thậm chí có xuất tiết ở niêm mạc.
Khi phát ban do siêu vi, BN cần đi khám để điều trị chính xác, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu chỉ đơn giản là nổi ban do dị ứng ánh nắng, mọi người cần tránh tiếp xúc với ánh nắng, các dấu hiệu dị ứng sẽ lui dần.
Để phòng ngừa, nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, giữ thân thể sạch. Những người bị bỏng nắng (đôi khi mệt và sốt nhưng không có các dấu hiệu đi kèm khác) nên tránh nắng, uống nhiều nước, mặc quần áo rộng để vết bỏng rát không bị tổn thương thêm.
Bỏng nhiệt do cháy nắng nghiêm trọng có thể gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng, nên mọi người không được chủ quan, phải che chắn, bảo vệ da cẩn thận khi ra nắng.
Đổ bệnh vì... nắng
Đến PK Chăm sóc da của BV ĐH Y Dược TP.HCM, ngoài các bệnh lý về da như nổi mụn, trị nám, nhiều BN cho biết mình bị bỏng nắng hoặc sau khi đi nắng về thì người nổi ban ngứa ngáy, đỏ rát.
Chị P.T.T., 22 tuổi, sinh viên, ngụ Q.5 chia sẻ: “Tôi mới đi tắm biển về được một hôm thì người nổi mẩn, đỏ ngứa, nhất là ở những vùng da không được đồ bơi che chắn. Hiện tôi rất khó chịu…”.
Tương tự, nam BN T., khoảng 30 tuổi, bộc bạch: “Chiều hôm qua đi bơi, về nhà thì thấy người nổi mề đay từng mảng, phù lên và rất ngứa ngáy. Mọi người bảo do nước hồ bơi nhưng tôi nghĩ không phải, vì bơi xong là tôi tắm kỹ lại bằng nước sạch rồi mới về”.
Cứ tưởng cháy nắng là chuyện bình thường không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng chị N.T.D., 32 tuổi, ngụ Q.7 đã phải nghỉ việc để đi khám. Trưa hôm trước, có việc phải đi bộ ngoài đường mà không mang theo áo mũ che nắng, tối về chị D. bị cháy nắng vùng mặt và hai cánh tay, người sốt hầm hập.
Sáng ra, hai cánh tay bỏng rát khiến chị không thể mặc áo dài tay được vì cọ xát rất đau. Hai má chị đỏ bừng, rát, ngứa, người mệt mỏi, uể oải. “Không rõ tôi bị sốt do bỏng nắng hay do bệnh gì khác. Không chỉ da cháy rát mà còn bị sốt thì không thể chủ quan được, phải đi khám”, chị D. nói.
TS-BS Lê Thái Vân Thanh nhận định, gần đây BN đến khám vì da phát ban, bỏng nắng, nổi mề đay tăng lên rõ rệt. Những triệu chứng thường xuất hiện sau khi BN tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Phải bảo vệ làn da trước ánh nắng để tránh nguy cơ dị ứng, bỏng nắng
Dị ứng ánh nắng và mồ hôi
Theo TS-BS Vân Thanh, nhóm BN này có thể chia làm hai dạng. Nhóm thứ nhất là những BN khi tiếp xúc với nắng gắt thì bị dị ứng với tia UV hoặc mồ hôi toát ra nhiều khi nắng nóng làm da bị dị ứng.
Biểu hiện chung của nhóm này là sau khi đi nắng khoảng 20 phút trở lên thì da nổi mề đay (mề đay vật lý) gây ngứa ngáy, khó chịu. Không phải ai cũng có biểu hiện dị ứng tức thời khi tiếp xúc với ánh nắng, một số BN phản ứng muộn, một-hai ngày sau mới bị nổi mảng ngứa, mề đay.
Nhóm BN thứ hai là bị bỏng nắng. Khác với cơ chế dị ứng, những người có da sáng màu rất dễ bị bỏng nắng, có khi chỉ cần tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gắt khoảng 30 phút là da đỏ lên, sưng phù; nặng hơn là xuất hiện nốt phồng rộp.
Khi các nốt phồng này vỡ ra là sạm thâm lại. Cơ chế bỏng nắng giống như cơ chế bị bỏng do nhiệt, mà nhiệt gây bỏng da ở đây là năng lượng mặt trời.
Phân biệt phát ban do nắng và do nhiễm siêu vi
Ngoài tác động trực tiếp của ánh nắng lên làn da, TS-BS Vân Thanh còn đề cập đến những nguy cơ gián tiếp gây bệnh vào những ngày nắng nóng. Bình thường, các vi sinh vật nằm thấp dưới đất; khi nắng nóng, hơi ẩm bốc lên cao đẩy những vi sinh vật này lơ lửng trong không khí.
Nếu hít phải chúng, ta dễ bị những bệnh nhiễm trùng (nhiễm nấm và siêu vi). Phát ban do siêu vi khác với phát ban do dị ứng với nhiệt của ánh nắng. Trước khi các vết ban nổi lên khoảng một tuần, BN sẽ có những dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sốt; sau đó các vết ban đỏ phát lên ở da, thậm chí có xuất tiết ở niêm mạc.
Khi phát ban do siêu vi, BN cần đi khám để điều trị chính xác, tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu chỉ đơn giản là nổi ban do dị ứng ánh nắng, mọi người cần tránh tiếp xúc với ánh nắng, các dấu hiệu dị ứng sẽ lui dần.
Để phòng ngừa, nên vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, giữ thân thể sạch. Những người bị bỏng nắng (đôi khi mệt và sốt nhưng không có các dấu hiệu đi kèm khác) nên tránh nắng, uống nhiều nước, mặc quần áo rộng để vết bỏng rát không bị tổn thương thêm.
Bỏng nhiệt do cháy nắng nghiêm trọng có thể gây sốc, nguy hiểm đến tính mạng, nên mọi người không được chủ quan, phải che chắn, bảo vệ da cẩn thận khi ra nắng.